Chiến tranh Pháp–Phổ
Chiến tranh Pháp–Phổ

Chiến tranh Pháp–Phổ

Baden
 Bayern
WürttembergChiến tranh Pháp - Phổ (19 tháng 7 năm 187028 tháng 1 năm 1871), sau khi chiến tranh kết thúc thì còn gọi là Chiến tranh Pháp – Đức (do sự nhất thống của nước Đức ở thời điểm ấy[3]), hay Chiến tranh Pháp – Đức (1870 – 1871),[11] Chiến tranh Pháp - Đức lần thứ nhất[12], thường được biết đến ở Pháp là Chiến tranh 1870, là một cuộc chiến giữa hai nước PhápPhổ. Cuộc chiến kết thúc với chiến thắng của nước Phổ, trở thành cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên do Đế quốc Đức - Phổ phát động.[5] Với vai trò hết sức to lớn trong lịch sử châu Âu, đây là cuộc chiến tranh có tầm vóc đồ sộ, trọng đại[13] nhất giữa những cuộc chiến tranh của NapoléonChiến tranh thế giới thứ nhất.[3] Nước Phổ được hỗ trợ bởi Liên bang Bắc Đức và các bang miền Nam Đức như Baden, WürttembergBayern. Ngay từ những sự kiện dẫn tới chiến tranh, thiên tài ngoại giao của vị Thủ tướng nước Phổ là Otto von Bismarck đã được biểu lộ.[14] Chiến thắng của quân Phổ và Đức là một bước ngoặt to lớn trong lịch sử châu Âu,[15] đã đem lại sự thống nhất và khởi lập của nền Đế quốc Đức dưới sự cai trị của Hoàng đế Wilhelm I – nhà Vua nước Phổ. Với thắng lợi hiển hách này - là chiến tích chiến lược huy hoàng của ông,[16] tên tuổi của vị Tổng tham mưu trưởng Quân đội nước Đức là Đại tướng - Bá tước Helmut von Moltke đạt tới đỉnh cao vinh quang, với đầu óc sáng tạo mang tầm ảnh hưởng to lớn đến nền quân sự toàn cõi châu Âu.[17][18] Nhưng bên cạnh thiên tài của ông thì cả Bộ Tổng Tham mưu Đức nói chung là đóng góp lớn nhất cho chiến thắng vinh hiển của đất nước.[19] Thất bại thảm hại của Pháp cũng đánh dấu sự sụp đổ của Napoléon III và dấu chấm hết cho nền Đệ Nhị đế chế Pháp, sau đó được thay thế bởi Đệ Tam cộng hòa. Do đó, thất bại này đã hoàn toàn chấm dứt chế độ quân chủ Pháp, trở thành một trong những thảm bại nặng nhất trên đất Pháp.[5][20] Vùng Alsace-Lorraine bị nước Phổ chiếm đóng và hợp thành một phần của nước Đức cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Kể từ sau thất bại trong cuộc chiến, người Pháp luôn bị ám ảnh bởi sự mất mát này.[21] Trong khi đó, chiến thắng quyết định của người Phổ - Đức đã tiếp lửa cho tinh thần đoàn kết, cao trào dân tộc chủ nghĩa Đức trỗi dậy mạnh mẽ và làm cho nước Pháp thất trận bị lăng nhục nặng nề,[22] mở đầu cho sự thù địch cay đắng giữa nước Đức và Pháp, đặt nền tảng cho một cuộc Chiến tranh Pháp – Đức đẫm máu hơn nhiều.[5][23] Với sự nhất thống của Đế quốc Đức vào tháng 1 năm 1871, về chính trị người Đức đã toàn thắng trước cả khi Paris thất thủ.[24] Là một đòn giáng sấm sét vào đội quân hùng mạnh của Napoléon III,[25] chiến thắng của nước Đức cũng mở đầu cho quá trình suy yếu nghiêm trọng của nước Pháp[4], đánh một đòn rất đau vào Pháp kể từ sau năm 1815.[26]Cuộc chiến nối tiếp chiến thắng của nước Phổ hùng mạnh trong cuộc Chiến tranh Áo – Phổ, và là kết quả của sự căng thẳng kéo dài nhiều năm giữa hai cường quốc, mà ngòi nổ là mâu thuẫn về việc một Hoàng thân của Vương triều nhà Hohenzollern ứng cử ngai vàng của Tây Ban Nha bị bỏ trống sau khi Nữ hoàng Isabel II bị phế truất năm 1868. Việc bản tuyên cáo Ems bị để lộ ra cho báo chí, trong đó cường điệu sự lăng mạ giữa Quốc vương nước Phổ và đại sứ Pháp, đã như châm thêm dầu vào lửa ở cả hai phía. Bất chấp thất bại vừa qua tại México,[12] nước Pháp tổng đđội viên quân đội và đến ngày 19 tháng 7 tuyên chiến với Phổ Quốc. Quân Pháp gặp hỗn loạn và vấn đề hậu cần.[20] Thủ tướng Bismarck cho rằng chiến tranh chống Pháp là rất cần thiết cho quá trình nhất thống Đức Quốc.[27] Đúng như tầm nhìn xa trông rộng của Bismarck[24], các tiểu quốc Đức nhanh chóng đứng về phía Phổ và tham chiến chống Pháp. Với quân số đông đảo, chiến sĩ tinh nhuệ, nước Phổ tổng động viên ba quân nhanh chóng hơn hẳn Pháp,[27] trong khi Pháp còn bị rối loạn trầm trọng.[20] Theo lệnh của nhà chiến lược thiên tài Moltke, ba đạo quân Phổ (trong đó có Đệ Tam Đại quân gồm có cả Quân đội Nam Đức) - đều được trang bị hoàn hảo và có khoảng 472 nghìn chiến sĩ với những Tiểu đoàn hùng hậu tiến đánh Pháp Quốc, nhằm tiêu diệt quân Pháp và đánh chiếm Paris.[19][24][28]Sức mạnh vượt trội của nước Phổ và Đức hiển hiện nhanh chóng, một phần bằng việc sử dụng hiệu quả vận chuyển bằng đường sắt (hệ thống đường sắt Phổ lớn thứ tư trên thế giới trong khi hệ thống đường sắt Pháp thì lớn thứ năm[29]) và Pháo binh tân tiến hiệu Krupp. Sức mạnh khủng khiếp của lực lượng Pháo binh Đức, cùng với sự bày binh bố trận rất chuẩn mực của Tổng Tham trưởng Moltke đã hoàn toàn áp đảo thế mạnh của Pháp về súng trường Chassepot.[28] Quân đội Đức-Phổ chọc thủng lỗ hổng Lorraine,[27] giành thẳng thế chủ động từ tay quân Pháp,[20] nhanh chóng giành được một loạt thắng lợi tại miền đông nước Pháp (ví dụ như Trận Spicheren nơi quân Đức của Thống chế Karl Friedrich von Steinmetz dùng đại pháo hiệu Krupp hủy diệt địch và đánh tạt sườn địch[30], Trận Wörth nơi Hoàng thái tử Friedrich đại phá quân của Thống chế Patrice de Mac-Mahon[31], Trận Gravelotte cực kỳ khốc liệt nơi các chiến sĩ Đức anh dũng trở nên rạng danh uy chấn nhờ đánh bại tan tác đạo quân Pháp có thế mạnh hơn và đuổi quân Pháp về Metz[32][33]), những chiến thắng lẫy lừng này là bước ngoặt ban đầu phá vỡ tinh thần tấn công của Pháp.[23] Đội Kỵ binh Phổ của Thiếu tướng Friedrich Wilhelm Adalbert von Bredow đã lập nên chiến công ngàn thu mang lại thắng lợi lớn cho quân Phổ trong Trận Mars-la-Tour.[34] Loạt thắng lợi chứng tỏ sự tinh nhuệ, nề nếp của quân Phổ hơn hẳn sự kém hiệu quả, bất lực của quân Pháp - chỉ trong vòng sáu tuần mà đoàn binh tinh nhuệ Phổ đã tiến công nhanh gọn và hạ nhục Pháp.[35][36] Đỉnh điểm là Trận Sedan, khi mà quân Pháp thất thế,[35] Đại tướng Moltke đại thắng Thống chế Mac-Mahon,[31] đồng thời Napoléon III và toàn bộ đạo quân dưới quyền bị bắt vào ngày 2 tháng 9 - thất bại thảm hại của Pháp chỉ 6 tuần sau khi chiến sự nổ ra.[27] Với tính chất hủy diệt rất cao, đại thắng mang tính bước ngoặt ở Sedan là một thắng lợi "thiêng liêng"[37], huyền thoại, lớn lao hàng đầu trong suốt chiều dài lịch sử quân sự Phổ - Đức, khắc họa kế hoạch vây bọc của Moltke và đỉnh cao vinh quang của Bismarck.[12][38][39] Không những Đệ Nhị Đế chế Pháp sụp đổ mà do đạo quân đồn trú Pháp tại La Mã phải sang giao chiến với Đức nên quân đội Ý thừa cơ đoạt lấy thành La Mã.[40] Chiến thắng huy hoàng trong trận đánh Sedan với ý nghĩa quyết định đã tạo điều kiện cho Liên minh Đức sớm chấm dứt chiến sự với thắng lợi của mình.[35][41] Ngoài ra, Quân đội Phổ sau khi nhử được mồi còn xiết chặt quân Pháp và chiếm đoạt được pháo đài Metz.[24][33][35] Nước Pháp thất trận hoàn toàn náo loạn.[20] Tuy nhiên, cuộc chiến chưa chấm dứt: Đệ Tam cộng hòa được tuyên bố thành lập ngày 4 tháng 9 tại Paris, và người Pháp tiếp tục kháng cự dưới sự chỉ huy của Chính phủ Vệ Quốc (Le Gouvernement de la Défense Nationale) và sau đó là Adolphe Thiers. Trong vòng 5 tháng, quân đội Đức-Phổ đánh bại những đạo quân mới được tuyển mộ của Pháp trong một loạt trận chiến dọc miền Bắc nước Pháp, tiếp tục sự chiếm đóng của người Đức trên đất Pháp.[5] Nỗ lực của Chính phủ Vệ quốc hoàn toàn bị các chiến sĩ Đức đập tan.[35]Sau đại bại, Napoléon III chạy sang Anh Quốc[36]. Tuy thất bại thảm hại nhưng cuộc chiến đấu tiếp diễn của Pháp trong thời gian này đã biểu hiện vai trò, sức mạnh của nhân dân trong thời buổi ấy.[5] Quân đội Đức – Phổ cũng công hãm thủ đô Paris của Pháp và cắt nguồn tiếp tế, đánh lui các đợt chống trả của Pháp[42]. Những đoàn quân hùng mạnh của Von Moltke trên đà thắng lợi, và rồi với thất bại hết sức thê thảm trong trận Le Mans, quân Pháp đã suy sụp nhuệ khí nghiêm trọng và chẳng thể nào cứu vãn Paris.[43][44] Quân Đức thắng thế cũng đánh cho tan nát Binh đoàn Lê dương Pháp vừa đổ bộ lên nghênh chiến.[20] Quân Lê dương Pháp bị giải ngũ trong ô nhục,[20] trong khi dân chúng Paris bị đói khổ.[35] Sau cùng, Paris thất thủ vào ngày 28 tháng 1 năm 1871 sau một cuộc vây hãm kéo dài. Quân Đức lấy được Paris buộc chính quyền Pháp phải xin hoà, đầu hàng Đế quốc Đức.[5][20] Mười ngày trước đó, tại cung điện Versailles,[45] các tiểu quốc Đức đã tuyên bố hợp nhất dưới sự trị vì của nhà vua nước Phổ, thống nhất nước Đức thành Đế quốc Đức do nước Phổ làm minh chủ.[2] Đây là thắng lợi quyết định của Thủ tướng Otto von Bismarck,[24] đánh dấu chiến thắng toàn diện về mặt chính trị của ông.[12] Ông được Đức hoàng phong làm Vương công.[14] Chiến thắng lừng lẫy của nước Đức trong cuộc Chiến tranh Pháp – Đức này cũng thể hiện hiệu quả lớn lao của sự kết hợp giữa sự lãnh đạo dân sự mạnh mẽ của Bismarck và tài năng tổ chức quân sự xuất sắc của Moltke.[1] Với những điều khoản khe khắt của nước Đức áp đặt cho kẻ thù bại trận,[46] Hiệp ước Frankfurt được ký kết giữa nước Đức trỗi dậy với nước Pháp thất trận vào ngày 10 tháng 5 năm 1871 chấm dứt chiến tranh,[24] trong giai đoạn máu lửa của phong trào Công xã Paris năm 1871. Nước Đức đã hoàn toàn cuộc chinh phạt và áp đảo Pháp, buộc Pháp phải đóng một khoản chiến phí khổng lồ, dù điều này không hệ trọng bằng việc Pháp nhượng hai tỉnh Alsace - Lorraine.[35][47] Chiến thắng lớn lao trong cuộc chiến tranh này đưa Đế quốc Đức trở nên vô cùng hùng mạnh, phá vỡ hoàn toàn cán cân quyền lực ở châu Âu.[36][48] Nhiệt huyết của người Đức trở nên sục sôi dâng trào với chiến thắng quyết định này, họ quên đi tất cả những chia rẽ xưa kia.[24][27] Đồng thời, chiến thắng này cũng thể hiện những điểm ưu việt của lực lượng Quân đội Phổ như các chiến sĩ được trang bị tốt và có Bộ Tổng Tham mưu tổ chức chiến sự,[23] và còn là một thắng lợi của nền giáo dục quân sự Đức lúc ấy.[49] Như một chiến quả rực rỡ của thắng lợi trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ nói riêng và hàng loạt của chinh chiến của vị Thủ tướng đại tài Bismarck nói chung, nền Đế quốc Đức ra đời, là một dân tộc hùng mạnh có chủ quyền, phát triển vô song về mọi mặt và mở ra một thời đại mới mẻ trong lịch sử châu Âu, đóng vai trò vô cùng to lớn và quan trọng đối với cả tình hình chính trị quốc tế thế kỷ XX.[3][20][27] Dưới ảnh hưởng từ chiến thắng vang lừng [50], nền quân sự Đức vẫn tiếp tục phát triển rực rỡ, phát huy đại pháo hiệu Krupp sau thắng lợi hiển hách,[51] trong khi Pháp sau thất bại ô nhục đã tiến hành cải cách – mà đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ thì vẫn thất bại.[52] Trong quá trình cải tổ ấy, nước Pháp thất trận thậm chí còn áp dụng theo khuôn mẫu của nước Đức chiến thắng.[49] Sau đại thắng trong cuộc Chiến tranh Pháp – Đức, nước Đức dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Bismarck không những rộng hơn mà còn nhanh chóng công nghiệp hóa.[53] Trong khi ấy, nếu như nền Đệ Tam Cộng hòa Pháp có cái xuất thân tệ hại là ra đời với chiến bại ô nhục trong cuộc Chiến tranh Pháp – Đức lần thứ nhất này, nó sẽ bị sụp đổ với một thất bại khác, trong cuộc Chiến tranh Pháp – Đức lần thứ ba (1940).[54]

Chiến tranh Pháp–Phổ

Thời gian 19 tháng 7 năm 187028 tháng 1 năm 1871
(6 tháng, 1 tuần và 2 ngày)
Địa điểm PhápPhổ
Kết quả Chiến thắng to lớn của Vương quốc Phổ, thay đổi cán cân quyền lực châu Âu
Thay đổi lãnh thổ Liên bang Bắc Đức và các tiểu quốc Đức được hợp thành Đế quốc Đức, nước Phổ làm bá chủ[1]
• Đức sáp nhập Alsace-Lorraine
Đệ Nhị Đế chế Pháp chấm dứt
Đệ Tam cộng hòa Pháp thành lập
Thời gianĐịa điểmKết quảThay đổi lãnh thổ
Thời gian19 tháng 7 năm 187028 tháng 1 năm 1871
(6 tháng, 1 tuần và 2 ngày)
Địa điểmPhápPhổ
Kết quảChiến thắng to lớn của Vương quốc Phổ, thay đổi cán cân quyền lực châu Âu
Thay đổi lãnh thổLiên bang Bắc Đức và các tiểu quốc Đức được hợp thành Đế quốc Đức, nước Phổ làm bá chủ[1]
• Đức sáp nhập Alsace-Lorraine
Đệ Nhị Đế chế Pháp chấm dứt
Đệ Tam cộng hòa Pháp thành lập

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến tranh Pháp–Phổ http://www.net4war.com/e-revue/dossiers/2empire/18... http://www.net4war.com/e-revue/dossiers/2empire/18... http://www.deuframat.de http://www.deutsche-schutzgebiete.de/dfkrieg.htm http://ml.hss.cmu.edu/courses/mjwest/Chapter_2_186... http://www.laguerrede1870enimages.fr http://www.loire1870.fr/index.htm http://www.omaha-beach.org/Travel/1870/1870-71.htm... http://books.google.com.vn/books?ei=QtMTT__WM6eTiA... http://books.google.com.vn/books?hl=vi&id=LH49AAAA...